Test và review chipamp ta8210 vs MC13304 trên PCB của PX.e

 


    Chip Ta8210 có cùng sơ đồ chân với một số chip khác cùng seri như Ta8215, Ta8221, Ta8233, Kia6210 và MC13304. Các loại chip này có cùng đặc tính sử dụng được điện áp DC đơn, linh kiện phụ ngoài rất ít nhưng vẫn cho ra chất âm đều dải, chính vì vậy được nhiều anh em chơi ưa chuộng để bắt đầu DIY. 

    Sau khi làm xong PCB cho chip gain clone LM3875 bản dành riêng cho tụ to, Pup thấy đây là ý tưởng hay mà nhiều anh em chơi chipamp rất muốn ráp mạch với các loại tụ siêu to. Vậy là quyết định vẽ lại bản TA8210 tiêu chuẩn thay thế các tụ lọc lowpass và lọc VCC tại chân chip với bước thông dụng chân cũ 0.5cm sang sử dụng tụ bước chân 1.0cm, các tụ lọc zobel dùng bước chân 1.5cm. Tuy nhiên để tiện cho anh em vẫn muốn chơi linh kiện tiêu chuẩn thì tại các chân tụ này mình vẫn thêm các lỗ cắm phụ bước chân 0.5cm



Một số lưu ý tùy biến cho nhu cầu các bạn muốn thay đổi gain tùy chọn cho phù hợp mức công suất chơi
  • Các tụ lọc lowpass: C16, C17 tiêu chuẩn thường dùng tụ 1n hoặc 2.2n - kí  hiệu 101 - 221, cắt nhiễu dải siêu treble chói, nếu bạn muốn giảm treble có thể tăng dần điện dung lên 10n - kí hiệu  103
  • Các trở định thiên: R7, R8 đầu vào dùng giá trị từ 47k hoặc 100k tùy thuộc vào trở set gain R18, R19
  • Các trở set gain: R18, R19: nếu chơi với các tín hiệu thông thường không dung bluetooth thì nên dùng giá trị 470r, mức gain tương ứng tầm 32db, nêu chơi có bluetooth có thể dính nhiễu nền do sóng Radio kí sinh thì nên dùng trở giá trị 1k, mức gain tương ứng tầm 22 tới 26 db


    Trong mạch này Pup bổ xung phần khiển đóng trễ realy chống dòng dò và bụp khi khởi động để bảo vệ loa.
  • Transitor kích là loại npn bất kì có kích thước nhỏ, lưu ý mỗi mã có thể vi trí chân B-C-E khác nhau , nên mình có ghi vị trí cụ thể, các bạn tra datasheet của transitor và bẻ chân đúng vị trí cần hàn nhé. 
  • Tụ kích transitor giá trị 1000uf cho khoảng thời gian trễ tầm 3 giây nên dùng tụ chịu áp > = 25v tương đương tụ nguồn chính